Vụ Mỹ áp thuế khủng 465% lên thép Việt Nam: Doanh nghiệp nên làm gì?

Lượt xem: 713

Cục Phòng vệ thương mại cho biết tháng 5/2013, Bộ Công Thương đã nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước đối với một số sản phẩm thép inox nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Sau khi thẩm định hồ sơ, tháng 9/2014, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ từ 4 nước/vùng lãnh thổ trên nhập khẩu vào Việt Nam.

Sau khi áp thuế, thép inox vẫn tiếp tục được nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ bị áp thuế cũng như từ các nước khác. Tổng lượng nhập khẩu thép inox từ tất cả các nguồn sau khi có biện pháp chống bán phá giá vẫn tăng so với giai đoạn trước khi áp thuế, ví dụ như thép inox đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...

Trong giai đoạn điều tra gần nhất (từ ngày 1/7/2017 tới ngày 30/6/2018), nhập khẩu thép inox vẫn chiếm tới 57,2% tổng tiêu thụ trong nước (trong đó nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế chống bán phá giá chiếm 68,5% tổng nhập khẩu), sản xuất trong nước chỉ chiếm 42,8% tiêu thụ trong nước.

“Cùng với việc sản lượng của doanh nghiệp lớn nhất chiếm dưới 50% sản lượng trong nước (tức Công ty Posco VST – PV) thì không có cơ sở để nhận định ngành sản xuất trong nước hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó ‘độc quyền’ về nhóm sản phẩm này”, Cục Phòng vệ thương mại khẳng định.

Riêng đối với sản phẩm thép không gỉ khổ rộng (từ 1.200 mm trở lên), Cục Phòng vệ thương mại dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam vẫn đang nhập khẩu loại sản phẩm này với tỷ lệ khoảng 25% tổng nhập khẩu thép inox vào Việt Nam năm 2018.

Về giá thép inox, các số liệu từ Tổng cục Hải quan và các nhà sản xuất cho thấy với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, mức chênh lệch giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã thu hẹp lại.

Mặt khác, biến động tăng/giảm giá của công ty Posco và các nhà sản xuất trong nước khác theo cùng một xu hướng. Giá bán của công ty Posco luôn cao hơn giá bán của các nhà sản xuất trong nước Biểu đồ trên cho thấy với việc áp dụng biện pháp CBPG mức chênh lệch giá giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã thu hẹp lại.

Mặt khác, biến động tăng/giảm giá của công ty Posco và các nhà sản xuất trong nước khác theo cùng một xu hướng. Giá bán của công ty Posco luôn cao hơn giá bán của các nhà sản xuất trong nước khác do chủng loại hàng hóa của Posco thuộc phân khúc chất lượng cao hơn. Tuy nhiên chênh lệch giá bán giữa hàng hóa của công ty Posco và của nhà sản xuất trong nước khác đã dần thu hẹp lại.